Ngôi nhà là nơi ước đến, chốn mong về, là nơi che mưa che nắng và gắn bó với mỗi người cả cuộc đời.
“Xây nhà, tậu trâu, cưới vợ” là những việc được xem là quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người. Ngôi nhà là nơi giải tỏa những mệt mỏi, là nơi sum vầy của cả gia đình, là nơi kế thúc một ngày cũ và bắt đầu một ngày mới, là một nơi gắn bó với chúng ta nhiều năm tháng trong cuộc đời. Vì vậy, ngôi nhà là nơi quan trọng mà chúng ta cần phải thường xuyên chăm chút, quan tâm tới nó, lựa chọn những điều tốt đẹp nhất cho ngôi nhà để từ đó, tạo ra một không gian sống tuyệt vời nhất cho bản thân và những người thân trong gia đình.
Nhà ở và con người có mối quan hệ gắn bó mật thiết, thậm chí ngôi nhà đôi khi còn ảnh hưởng tới số phận của một con người, một gia đình. Căn cứ theo những yêu cầu về phong thủy, nơi ở phải có sinh khí thì gia đình mới có thể thịnh vượng, vì thế cần nạp khí cho ngôi nhà từ môi trường xung quanh. Theo quan điểm về Ngũ hành, khí cũng có sinh – khắc, do đó chúng ta cần phải hiểu được những điều cần chú ý về sinh – khắc này, từ đó lựa chọn được những điều tốt nhất cho ngôi nhà của mình.
Những yếu tố hình thành nên một ngôi nhà đẹp
Kiến trúc ngôi nhà: Kiến trúc đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên vẻ đẹp, tính thẩm mỹ cho bất cứ một công trình xây dựng nào. Một ngôi nhà đẹp trước hết cần phải xem xét đến yếu tố kiến trúc, bởi nếu sở hữu một kiến trúc đẹp với những yếu tố nội – ngoại thất và phong thủy hài hòa thì mới tạo nên một ngôi nhà đẹp toàn diện.
Yếu tố ngoại thất: Đây chính là điều đầu tiên mà mọi người có thể nhìn thấy và qua đó, đánh giá về căn nhà có đẹp hay không. Mặt tiền của ngôi nhà ít nhiều sẽ thể hiện tính cách và gu thẩm mỹ của gia chủ. Hình khối, mặt bằng công năng của căn nhà cần phải được thiết kế hợp lý sao cho tạo ra sự tiện dụng cho không gian của gia đình.
Bên cạnh đó, ngoại thất phải toát lên được phong cách mà gia chủ chọn lựa. Dù thiết kế như thế nào thì điểm nhấn của ngoại thất phải được tập trung ở mặt tiền ngôi nhà. Chính vì vậy, mặt tiền cần được thiết kế tạo ra sự nổi bật, khác biệt và mang vẻ đẹp ấn tượng nhất, đồng thời mang lại sự hài hòa cho tổng thể ngôi nhà.
Cân bằng và đối xứng: Sự cân đối trong tỉ lệ giữa các khối kiến trúc như mái nhà, thân nhà, chân móng nhà,…cần phải được đảm bảo vừa giúp dáng nhà đẹp, vừa tạo ra sự bền vững, vừa thể hiện sự sang trọng của ngôi nhà.
Vật liệu xây dựng, màu sơn: cần lựa chọn vật liệu xây dựng và loại sơn có chất lượng tốt, độ bền cao cho ngôi nhà để giúp ngôi nhà có thể giữ vững vẻ đẹp của nó bền bỉ theo thời gian. Bên cạnh đó, màu sơn nên chọn hài hòa, phù hợp với phong thủy của ngôi nhà theo hướng “thu khí bổ tọa”.
Để được tư vấn kỹ hơn về cách lựa chọn màu sơn cho tổng thể căn nhà cũng như từng khối công năng trong nhà, quý gia chủ có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Những điều nên/không nên trong phong thủy bên ngoài nhà ở
Nhà ở nên vuông vắn: Trong “Dương trạch tùng thư” Ngô Tài Đỉnh có chỉ ra rằng: “Tất cả dương trạch đều phải có nền móng vuông vắn, kết cấu ngay ngắn. Nếu Đông phình ra Tây thụt vào nhất định sẽ hao tổn tài đinh”. Tướng nhà giống như tướng người, phải vuông vắn, kỵ góc nhọn quá nhiều, hình thù kỳ quái để tránh mang lại cảm giác bất an, áp lực và tăng thêm gánh nặng cho tâm lý con người. Một ngôi nhà vuông vắn sẽ dễ tụ khí hơn, có lợi cho tài vận và quan vận của người ở, vô cùng thuận lợi trong các mối quan hệ xã hội.
Hình dáng bên ngoài của ngôi nhà nên đơn giản gọn gàng: Nhìn từ bên ngoài, hình dáng ngôi nhà càng đơn giản, gọn gàng bao nhiêu thì không gian sống bên trong sẽ càng thoải mái bấy nhiêu. Điều này sẽ giúp cho người trong nhà cảm thấy dễ chịu, bình yên, sẽ mang lại nhiều may mắn hơn. Trái lại sẽ là không may, bởi hình dáng bên ngoài của ngôi nhà càng phức tạp bao nhiêu thì càng tỷ lệ với độ cát hung bấy nhiêu.
Ngôi nhà nên có màu sắc sáng sủa: Tướng mặt và khí sắc của con người đều có phân tốt xấu, ngôi nhà cũng vậy. Nếu là nhà mới, bạn nên chọn những màu sắc ấm áp nhưng không nên quá đỏ, quá xanh hoặc quá u ám. Ngôi nhà có phong thủy tốt, tường ngoài sẽ sáng sủa. Màu sắc tươi sáng của ngôi nhà sẽ mang đến vận khí tốt cho căn nhà, khiến người sống ở trong luôn có tinh thần mới mẻ, lạc quan và đầy sức sống.
Nên trồng cây chặn sát khí: Nếu ngôi nhà không xây tường bao mà cửa chính, cửa sổ đối diện với cửa chính hoặc cửa sổ của nhà hàng xóm, hoặc chịu xung sát đến từ các góc thì nên trồng cây ở giữa để che chắn. Điều này có thể ngăn chặn bớt sát khí, giữ cho những người trong nhà luôn được bình an, may mắn.
Minh đường nên rộng rãi: Phong thủy học cho rằng, một khoảng đất trống phía trước ngôi nhà được gọi là “minh đường”, nếu không có đất trống thì có thể lấy đường đi lại là minh đường cho ngôi nhà. Thông thường, đường đi lại phía trước nhà nên rộng rãi, bằng phẳng, giữa đường và nhà ở nên giữ một khoảng cách bước đệm phù hợp. Nếu đường phố lối ngõ trước nhà quá nhỏ hẹp sẽ khiến con người có cảm giác áp bức. Trên thực tế, trước mặt càng rộng rãi, sạch sẽ thì tầm nhìn của con người càng xa. Trước nhà cũng tượng trưng cho tương lai và tiền đồ của những người trong nhà. Minh đường càng sạch sẽ, thoáng rộng bao nhiêu thì chí hướng, hoài bão, quan vận của con người càng hanh thông, tiến xa bấy nhiêu.
Nóc nhà kỵ có hình nhọn: Ngày nay, có rất nhiều gia chủ thích trang trí hoặc tạo hình cho nóc nhà của mình có hình tam giá, như một mũi nhọn hướng lên trời. Tuy nhiên trong phong thủy, việc tạo hình này vô tình tạo ra một thế sát là “hỏa sát”, ảnh hưởng không tốt đến ngôi nhà và những người sống ở trong. Ngôi nhà nếu có nóc nhà hình nhọn, nghiên về hai bên trái phải gọi là “nhà vai lạnh”, tài khí không tụ, càng nhọn thì ảnh hưởng tiêu cực càng lớn.
Bên ngoài ngôi nhà kỵ giống nhà lao: Nếu ngôi nhà trông giống như nhà lao, nhìn cửa chính và cửa sổ không rõ ràng, không biết đâu mới là đường đối ngoại chính, phương hướng ngôi nhà không rõ ràng sẽ khiến khí không được trải dài, người sống trong đó cũng khó có thể phát huy được năng lực, con đường công danh khó thành.
Mọi chi tiết vui lòng xin liên hệ: